Lý lịch tư pháp số 1 là gì? Lý lịch tư pháp số 2 là gì? So sánh?

hanhpham | Cập nhật vào 06/02/2024

Hiện nay, nhu cầu xin lý lịch tư pháp đang ngày càng gia tăng, kể cả người Việt Nam ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam cũng như người nước ngoài đã từng ở Việt Nam.

Hiện nay, có hai loại phiếu lý lịch tư pháp đó là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2, và nhiều người sẽ gặp khó khăn khi lựa chọn loại phiếu lý lịch phù hợp do mỗi loại phiếu lại được sử dụng cho các mục đích khác nhau, và quy định thể hiện nội dung cũng khác nhau.

Trong bài viết này, VISANA sẽ cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về hai loại lý lịch tư pháp này cũng như sự khác nhau giữa Lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

1. Lý lịch tư pháp số 1 là gì? Phiếu lý lịch tư pháp số 1 để làm gì?

Theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 của Quốc hội, phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cũng theo quy định tại Luật này, nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm:

  • Thông tin cá nhân của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp, bao gồm: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, địa chỉ cư trú, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc số hộ chiếu.
  • Thông tin về tình trạng án tình: Tình trạng án tích trong Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 sẽ là:
    • “Không có án tích” nếu:
      • không bị kết án;
      • đã được xóa án tích và thông tin về việc xóa án tích đó đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp;
      • được đại xá và thông tin về việc đại xá đó đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp;
    • “Có án tích” nếu bị kết án và chưa đủ điều kiện để được xóa án tích, kèm theo thông tin về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung.
  • Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
    • Trên Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” nếu người đó không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản”;
    • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã nếu người đó bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.

Tuy nhiên, thông tin về việc cấm đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được đưa vào Lý lịch tư pháp mẫu số 1 nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 để làm gì? Đó chính là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Do có các đối tượng cấp khác nhau, nên mục đích cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 cũng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với cá nhân, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp để phục vụ nhu cầu đời sống thông thường như trường hợp xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bổ sung hồ sơ xin việc ở các công ty
  • Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, Phiếu lý lịch tư pháp được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp hợp tác xã.

Dưới đây là mẫu lý lịch tư pháp số 1

Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1
Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1

► Tải về miễn phí

Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 (bản Word)

Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 (bản PDF)

2. Lý lịch tư pháp số 2 là gì? Phiếu lý lịch tư pháp số 2 để làm gì?

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là phiếu lý lịch tư pháp cấp cho:

  • Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; hoặc
  • cá nhân có nhu cầu biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dùng để làm gì?

Mục đích cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 là:

  • để cơ quan tố tụng thực hiện điều tra, truy tố, xét xử;
  • để cá nhân biết được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân, cũng như để hoàn thiện một số hồ sơ như hồ sơ du học, hồ sơ kết hôn, hồ sơ nhập tịch, … theo yêu cầu của một số quốc gia.

Nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm những gì?

Dưới đây là những thông tin có trong giấy lý lịch tư pháp phiếu số 2:

  • Thông tin cá nhân của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp, bao gồm: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, địa chỉ cư trú, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc số hộ chiếu.
  • Thông tin về tình trạng án tình: Tình trạng án tích trong Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 sẽ là:
    • “Không có án tích” nếu chưa từng bị kết án;
    • Đầy đủ thông tin về (các) án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án nếu bị kết án.
  • Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, và đây là thông bị bắt buộc.
    • Trên Phiếu lý lịch tư pháp mẫu số 2 sẽ ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” nếu người đó không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản”;
    • Phiếu lý lịch tư pháp mẫu số 2 sẽ ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã nếu người đó bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.

Dưới đây là mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2:

Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2
Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2

► Tải về miễn phí

Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (bản Word)

Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (bản PDF)

VISANA - Đơn vị cung cấp dịch vụ làm lý lịch tư pháp trên toàn quốc, cam kết uy tín - hiệu quả - tận tâm.

  • Tối ưu thủ tục, không cần trình diện
  • Chỉ cần bản chụp mặt hộ chiếu/ CCCD/ CMTND
  • Hỗ trợ làm lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam và người nước ngoài
  • Phí trọn gói, không phát sinh phí ngoài
  • Cam kết đúng hẹn

Đăng ký ngay để được VISANA hỗ trợ và tư vấn tức thì!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LÝ LỊCH TƯ PHÁP

3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào?

Phần này sẽ trả lời cho các bạn câu hỏi phiếu lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1. Để cung cấp cho các bạn câu trả lời rõ nhất về sự khác nhau giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2, chúng tôi sẽ trình bày thông tin so sánh theo dạng bảng bên dưới.

 Lý lịch tư pháp số 1Lý lịch tư pháp số 2
Nội dungVề thông tin án tích: Chỉ ghi “có án tích” và chi tiết án tích khi có án tích đang thụ án, chưa được xóa hoặc ân xá, còn lại đều được ghi là “không có án tích”.Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin không bắt buộc, được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp.Về thông tin an tích: Chỉ ghi “không có án tích khi chưa từng bị kết án, còn nếu đã từng bị kết án thì sẽ ghi toàn bộ thông tin về án tích đó, dù đó là án tích đang thụ án hay đã được xóa hoặc ân xá.Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin bắt buộc phải đưa vào Lý lịch tư pháp số 2.  
Ủy quyềnCá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục xin cấp lý phiếu lịch tư pháp số 1, và phải có văn bản ủy quyền chính thức. Tuy nhiên, không cần phải có văn bản ủy quyền nếu người đi nộp hồ sơ là cha/mẹ/vợ/chồng/con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải trực tiếp thực hiện thủ tục không được ủy quyền cho người khác, trừ trường hợp là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản về Lý lịch tư pháp số 1 và số 2 cũng như những điểm khác nhau giữa hai loại lý lịch tư pháp này.

Cả 02 loại phiếu lý lịch tư pháp này đều có thể xin tại:

  • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong trường hợp:
    • Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
    • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
  • Sở Tư pháp trong trường hợp:
    • Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
    • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
    • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Nếu quý khách cần thêm thông tin vui lòng liên hệ Hotline 0968.354.027 để VISANA tư vấn và hỗ trợ quý khách làm đúng mẫu nhất.

Đăng ký tư vấn Lý lịch tư pháp

Đăng ký Tư vấn xin Visa Hàn Quốc

Đăng ký Tư vấn xin visa [vnb_country]

Đăng ký Dịch vụ Chứng minh tài chính

Đăng ký Bảo hiểm du lịch quốc tế

Đăng ký Tư vấn 1-1 xin Visa [vnb_country]

Đăng ký Dịch công chứng hồ sơ xin visa [vnb_country]

Đăng ký Tư vấn xin Visa Canada

Đăng ký Tư vấn xin Visa Úc

Đăng ký Tư vấn xin Visa Đức

Đăng ký Tư vấn xin Visa Nga

Yêu cầu Tư vấn xin Visa Mozambique

Đăng ký Tư vấn xin Visa New Zealand

Yêu cầu Chuyển Visa Hàn Quốc sang
Hộ chiếu mới

Yêu cầu tư vấn dịch vụ visa trọn gói

Yêu cầu Tư vấn xin Visa Công tác

Đăng ký Tư vấn visa Multiple Nhật Bản

Yêu cầu Chuyển Visa từ Hộ chiếu cũ sang
Hộ chiếu mới

Yêu cầu Chuyển Visa Úc sang
Hộ chiếu mới

Yêu cầu Chuyển Visa Canada sang
Hộ chiếu mới

Yêu cầu Tư vấn xin Visa Châu Âu

Đăng ký Tư vấn xin Visa Tây Ban Nha

YÊU CẦU TƯ VẤN LÀM HỘ CHIẾU

Nếu bạn không có thời gian để đăng ký và chuẩn bị hồ sơ, liên hệ ngay với Visana để nhận hỗ trợ từ dịch vụ làm hộ chiếu online nhanh chóng.

Yêu cầu Tư vấn xin Visa Châu Âu

Đăng ký Tư vấn dịch vụ làm Hộ chiếu

Đăng ký tư vấn

Điền thông tin → nhận BÁO GIÁ  + TƯ VẤN HỒ SƠ + THỦ TỤC A-Z  từ chuyên gia Visana.

Đăng ký Tư vấn xin Visa Pháp

Đăng ký Tư vấn làm Thẻ tạm trú

Đăng ký tư vấn gia hạn visa Việt Nam

Điền thông tin → nhận TƯ VẤN & BÁO GIÁ tức thì từ Visana.

Yêu cầu báo giá HPHLS Trung Quốc

Điền thông tin → nhận BÁO GIÁ  + TƯ VẤN HỒ SƠ + THỦ TỤC A-Z  từ chuyên gia Visana

Yêu cầu báo giá HPHLS Malaysia

Điền thông tin → nhận BÁO GIÁ  + TƯ VẤN HỒ SƠ + THỦ TỤC A-Z  từ chuyên gia Visana.

Yêu cầu báo giá Hợp pháp hóa lãnh sự